Phụ nữ và giấc ngủ, bí kíp giúp chị em ngủ ngon

Tóm tắt nội dung

Theo thống kê của NSF (tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ), phụ nữ phản ánh mình bị mất ngủ hay các rối loạn giấc ngủ khác nhiều lần hơn đàn ông, gần một phần hai tổng số phụ nữ nói rằng vì mất ngủ nên họ khó thức dậy một cách tươi tỉnh khi trời sáng, một phần ba nói rằng trong một tháng, chỉ có vài ngày họ có được giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ phải cam chịu các vấn đề về giấc ngủ, luôn có những giải pháp để phụ nữ có thể ngủ tốt hơn.

Quảng cáo
1Thư giãn đúng cách

Những hoạt động mà bạn thực hiện từ vài giờ trước khi ngủ có ảnh hưởng lớn đến cả số lượng và chất lượng giấc ngủ trong đêm. Trong vòng 1 giờ trước khi ngủ, 87% phụ nữ nói rằng họ xem TV, điều này xảy ra một vài đêm mỗi tuần. Tỷ lệ dành thời gian 1 giờ trước khi ngủ để hoàn thành công việc nhà là 60%, đọc sách báo chiếm 51%, tắm chiếm 49%. Đây là những thói quen khá phổ biến.

Nhìn vào màn hình các thiết bị điện tử khiến bạn khó ngủ hơn, thậm chí khi đã ngủ thì chất lượng giấc ngủ giảm đi đáng kể. Để ngủ ngon, khoảng 1 đến 2 giờ trước khi ngủ, bạn nên tắt các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh như màn hình TV, smartphone, máy tính. Nếu có thể hãy để lại những thiết bị này ở phòng khác. Thay vào đó, đọc sách, báo giấy là sự lựa chọn tốt hơn.

Ảnh hưởng của ánh sáng từ màn hình đến giấc ngủ
2Tắm nước ấm, giữ nhiệt độ phòng mát mẻ

Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm có tác dụng rất tốt cho cơ thể bạn và thoải mái tinh thần, lưu ý rằng nên tắm trước khi ngủ khoảng từ 1 giờ trở lên để tránh chứng khó ngủ. Tắm bằng nước ấm sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn lên một chút, sau khi ngừng tắm một thời gian, nhiệt độ cơ thể giảm dần, theo phản xạ tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy buòn ngủ. Khi bước vào một căn phòng mát mẻ, sự giảm nhiệt độ xung quanh cũng góp phần giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Vậy thì nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp? Thông thường, nhiệt độ phù hợp giúp bạn ngủ ngon là 20 đến 25 độ. Tuỳ theo cơ địa của từng người, nhiệt độ này có thể thay đổi đôi chút.

3Thói quen tốt – ngủ tốt

Đi ngủ và thức dậy vào những khoảng thời gian giống nhau hàng ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn cũng như thức dậy một cách tự nhiên và tỉnh táo. Bạn cũng có thể tạo một số thói quen tốt như ngồi thiền, tập yoga, những hoạt động này giúp bạn thư giãn hiệu quả và có giấc ngủ ngon.

4Thói quen xấu – khó ngủ

Uống thức uống chứa cồn hoặc thức uống có ga có thể dẫn đến các vấn đề như khó chìm vào giấc ngủ và thức giấc nửa đêm. Tránh tuyệt đối thuốc lá đặc biệt trong 2 giờ trước khi ngủ. Tránh chất caffeine (có nhiều trong cà phê và socola) trước khi ngủ.

Đồ uống có ga gây mất ngủ
5Tránh ánh sáng và tiếng ồn

Hai tác nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ của bạn là ánh sáng và tiếng ồn. Vì vậy hãy sử dụng rèm cửa hoặc mặt nạ bịt mắt, xoay mặt đồng hồ ra khỏi tầm mắt của bạn và tuyệt đối không sử dụng smartphone hay tablet trên giường. Hãy cố gắng loại bỏ tiếng ồn bằng cách sử dụng cửa có cách âm, nếu cần thiết hãy bịt tai lại. Đối với các thiết bị trong nhà như máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, bạn nên lựa chọn loại phát ra ít tiếng ồn nhất.

6Tạo không gian thoải mái
Bố trí giường ngủ

Phòng ngủ nên là chốn riêng tư của riêng bạn, sự yên tĩnh giúp bạn ngủ ngon hơn, nếu nhà bạn có nuôi thú cưng và chúng thường xuyên quấy rầy giấc ngủ của bạn, hãy cách ly chúng ở một chỗ khác. Hãy sắp xếp phòng ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Theo thống kê, của tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ, trong khi ngủ 48% phụ nữ tuổi từ 20 đến 44 nằm ngửa, khoảng 21% ngủ ở tư thế nghiêng sang trái, 20% ngủ ở tư thế nghiêng bên phải và 11% phụ nữ ngủ ở tư thế nằm sấp. Chỉ ngoại trừ trường hợp đối với phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn sắp sinh và bác sĩ khuyến cáo nên nằm nghiêng để tránh áp lực thay quá lớn lên lưng, giúp máu lưu thông tốt hơn. Trong đa số trường hợp còn lại, nên nằm ở tư thế nằm ngửa và thỉnh thoảng nghiêng sang hai bên, hạn chế tối đa tư thế nằm sấp.

Quảng cáo

Để có một giấc ngủ ngon, ngủ sâu nhất và thức dậy với trạng thái tươi tỉnh nhất, hãy thử nghiệm thay đổi một số yếu tố môi ường xung quanh cũng như thay đổi các thói quen sao cho tối ưu nhất, sau đó theo dõi xem với những thay đổi đã tạo ra, bạn có được giấc ngủ ngon hay không. Hãy nghĩ xem sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn sẽ sảng khoái như thế nào nếu như nỗ lực tạo ra một chút thay đổi để có giấc ngủ tốt hơn.