Ngạn ngữ có câu “hành động trong lúc giận dữ là tự làm đắm thuyền trong cơn giông bão”. Kiềm chế cơn giận chưa bao giờ là chuyện dễ dàng bởi khi tức giận ta thường “đánh mất” hết lý trí, tuy nhiên nếu hiểu rõ bản thân mình, hiểu rõ loại cảm xúc này thì tự bạn sẽ có thói quen kiềm chế khi tức giận.
Để có một giấc ngủ sâu đảm bảo cho trí não được “thư giãn” tốt nhất ngoài việc ngủ đủ giờ cần chọn thời điểm đi ngủ phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm sinh lý cơ thể của mỗi người. Những người thuộc nhóm “cú đêm” là những người thức khuya dậy muộn, đối lập với “chim vành khuyên”, những người ngủ sớm dậy sớm. Thói quen của bạn như thế nào và đâu là sự lựa chọn tốt nhất?
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về giấc ngủ của con người đã khẳng định rằng: khi ngủ, một số bộ phận của cơ thể luôn duy trì hoạt động và các hoạt động này diễn ra không đều ở các thời điểm khác nhau. Bằng việc theo dõi cơ thể con người khi ngủ người ta nhận thấy quá trình ngủ của con người được chia thành các giai đoạn nhất định, ở mỗi giai đoạn cơ thể có những hoạt động đặc trưng riêng.
Buổi sáng là khoảng thời gian cơ thể khoẻ mạnh và đầu óc tỉnh táo nhất trong ngày. Thức dậy sớm giúp bạn khởi đầu ngày mới tràn đầy sức sống, học tập và làm việc hiệu quả, có thêm thời gian để tập yoga, đọc sách, nghe nhạc, xem tivi, ngồi thiền hay làm những điều mình thích. Không những thế, thức dậy sớm điều độ giúp cơ thể khoẻ mạnh, phòng chống stress và bệnh tật.
Thức dậy sớm là một thói quen hữu ích giúp bạn khởi đầu ngày mới tràn đầy sức sống, học tập và làm việc hiệu quả hơn. Hiện nay bạn ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày và thức dậy lúc mấy giờ?