Cách kiềm chế cơn nóng giận

Tóm tắt nội dung

Ngạn ngữ có câu “hành động trong lúc giận dữ là tự làm đắm thuyền trong cơn giông bão”. Kiềm chế cơn giận chưa bao giờ là chuyện dễ dàng bởi khi tức giận ta thường “đánh mất” hết lý trí, tuy nhiên nếu hiểu rõ bản thân mình, hiểu rõ loại cảm xúc này thì tự bạn sẽ có thói quen kiềm chế khi tức giận.

Quảng cáo

Theo khảo sát, cứ 10 người thì có 6 người thú nhận rằng mỗi ngày mình nóng giận ít nhất một lần. Điều đặc biệt là đối tượng khiến họ nổi giận lại thường là người thân trong gia đình hoặc những người bạn thân xung quanh. Vậy làm sao để kiểm soát cơn nóng giận?

1Nguyên nhân khiến con người nóng giận

Hàng ngày mọi người thường nóng giận do những vấn đề trong cuộc sống như:

  • Xung đột, tranh chấp
  • Bất đồng quan điểm với người khác
  • Mệt mỏi, sức khoẻ yếu
  • Thời tiết khắc nghiệt
  • Môi trường sống không như ý

Ta thấy có rất nhiều nguyên nhân và những nguyên nhân này lại chiếm đa số trong đời sống của chúng ta, vì vậy sự nóng giận không dễ kiểm soát. Tuy nhiên nếu hiểu hơn về chính con người mình và biết bao dung đối với sự vật và người khác thì có thể hoá giải được.

Thoạt nhiên nhiều người nghĩ rằng khi giận, họ làm người khác khổ, điều này đúng vì chẳng ai muốn nhìn thấy vẻ mặt cau có tức giận và nghe thấy những lời lẽ thiếu suy nghĩ do đối phương nhất thời nóng giận mà nói ra. Thực sự thì người khổ đầu tiên không ai khác mà chính là bạn. Sự nóng giận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết nhanh và chết sớm do tác động tức thì và không tốt đến tim mạch, làm tăng huyết áp ngay tức thì.

Có người lấy sự nóng giận để uy hiếp, khống chế người khác. Cách này nhất thời có hiệu nghiệm vì khi giận mặt bạn rất khó coi, ý chí trở nên “thép” hơn và người khác hiểu rằng rất khó để khiến bạn thay đổi, họ chỉ còn cách ngậm ngùi trong im lặng. Tuy nhiên đối tác của bạn, bạn bè và người thân của bạn không phải là kẻ “qua đường”, bạn thường xuyên có thái độ nóng giận sẽ khiến mọi người “lờn mặt”, coi bạn là một người vô giá trị khi bạn tức giận, điều này thể hiện ở việc đối phương im lặng không đáp lại bất cứ một câu nói nào.

Nếu là tôi, tôi không bao giờ chọn cách cố tình tỏ ra tức giận để chiếm thế thượng phong trong cuộc trò chuyện với bạn bè, bởi với chút thượng phong kia có thể phải đổi bằng cả tình bạn bè và luôn có những cách làm tốt hơn.

Khi sự nóng giận trở thành thói quen của một số người, thật tệ hại khi họ luôn cảm thấy khó chịu, rằng bản thân mình mất giá trị khi không nổi nóng. Đây quả thực là thói quen xấu.

2Cách kiềm chế sự nóng giận

Sự nóng giận rất dễ lây lan, khi bạn và bạn bè mình có sự bất hoà, nếu bạn nổi nóng và lớn tiếng thì bên kia bên kia dễ nổi nóng theo và lớn tiếng hơn, cứ như thế, bạn và bạn bè của bạn càng trở nên hung dữ, không ai chịu nhún nhường, thậm chí còn dẫn tới đánh nhau.

Nóng giận không bao giờ là cách tốt để giải quyết vấn đề một cách triệt để. Thậm chí nó còn phản tác dụng, khiến mọi chuyện trở nên khó giải quyết hơn. Không ít bài báo đăng tin việc người này gây hấn, chặt chém, thậm chí đốt nhà người kia chỉ vì một lời nói xúc phạm hay một cái liếc mắt đáng ghét khiến họ tức giận nhất thời. Ông cha ta thường nói “một sự nhịn chính sự lành” là vì thế.

Khi bạn thấy mình sắp nóng giận, hãy chuyển toàn bộ giác quan của mình ra môi trường xung quanh để cảm nhận rằng “thế giới vẫn đang vận động” và sự nóng giận của bản thân sẽ không làm được điều gì ngoài việc khiến mình khó chịu. Sau đó, tập trung cảm nhận trái tim mình đang đập với nhịp độ ra sao, lắng nghe hơi thở của mình, hãy tự nhủ rằng “hành động khi giận dữ là tự làm đắm thuyền trong cơn giông bão“. Dần dần trong lòng sẽ trầm lắng hơn và bạn sẽ không còn nóng giận nữa.

Khi đối phương làm bạn nóng giận, bạn có thể nghĩ rằng họ đang muốn mình bực tức, khó chịu, vì thế không được để họ được như ý muốn. Khi ấy hãy đáp lại bằng một nụ cười nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy thoải mái và tự tin hơn.

Quảng cáo