Động lực là yếu tố cần thiết cho dù bạn đang học tập, làm việc hay trải nghiệm cuộc sống. Thay vì liệt kê những thói quen giúp bạn tạo động lực, bài viết này sẽ đi sâu phân tích cơ sở khoa học của động lực, nguồn gốc hình thành cũng như cách duy trì nó. Từ đó giúp bạn hiểu rõ bản chất và tự hình thành những thói quen phù hợp nhất cho bản thân.
Động lực là sự sẵn lòng để làm một điều gì đó, động lực là tập hợp những ảnh hưởng về mặt tâm lý khiến bạn đưa ra quyết định cho một hành động.
Thỉnh thoảng, chúng ta nhận thấy bản thân mình có động lực sau khi xem một đoạn video hay nghe những nhà thuyết trình thuyết phục. Ta cho rằng chính những video hay buổi thuyết trình chính là nguồn gốc tạo ra động lực. Đây là một suy nghĩ sai lầm.
Hãy suy ngẫm về điều này. Động lực là kết quả của hành động chứ không phải là nguyên nhân. Khi bạn bắt đầu hành động dù là những việc nhỏ nhặt, chính những hành động này tạo đà giúp bạn thực hiện những hành động tiếp theo. Điều này diễn ra cũng giống như định luật vật lý của Newton.
Khi bạn đã chuyển động và có ý định dừng lại, lực quán tính sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục tiến về phía trước.
Biểu đồ quan hệ ở trên cho thấy khi bạn bắt đầu hành động, trở ngại luôn luôn lớn, vì vậy bạn cần nhiều động lực hơn. Đây là giai đoạn khó khăn nhất khi thay đổi lối suy nghĩ có sẵn hay bắt tay vào làm một việc gì.
Một khi hành động đã bắt đầu, càng ngày bạn càng có nhiều động lực để thực hiện mọi việc, càng về cuối, mọi thứ càng trở nên dễ dàng.
Như vậy, bí quyết để có động lực là hãy bắt đầu hành động từ những việc nhỏ nhặt nhất. Bạn muốn dọn dẹp nhà cửa, hãy bắt đầu bằng những thứ đơn giản và tốn ít thời gian như làm sạch màn hình điện thoại của mình.
Xin nhắn nhủ với bạn một điều rằng, màn hình điện thoại thông minh có hàng trăm loại vi khuẩn đang sinh sôi nảy nở từng phút một, không mấy khó khăn làm sạch màn hình điện thoại nhưng điều đó giúp loại bỏ những con vi khuẩn lì lợm có khả năng gây bệnh cho bản thân bạn và những người xung quanh.
Khi đối mặt với một công việc lớn và cần nhiều thời gian để giải quyết, bạn sẽ thấy có nhiều trở ngại. Biểu đồ về động lực đã chỉ rõ điều này. Biểu đồ cũng khuyên bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ. Vậy thì điều này có liên quan gì đến việc lên kế hoạch?
Câu trả lời là bản kế hoạch sẽ giúp bạn chia nhỏ công việc cần làm, từ một việc lớn, bạn có thể chia thành 2, 3 hay 10 việc nhỏ, nếu cần bạn cũng có thể chia tiếp thành những việc nhỏ hơn. Khi bắt tay vào hành động, việc hoàn thành từng việc nhỏ giúp bạn tích luỹ thêm động lực và có đà để thực hiện những việc tiếp theo.
Điều quan trọng, hãy dừng lối suy nghĩ rằng sử dụng động lực và cảm hứng để lên kế hoạch. Nên suy nghĩ theo chiều ngược lại rằng phải lên kế hoạch để tạo ra động lực cũng như nguồn cảm hứng.
Động lực được duy trì nhờ thói quen. Hãy tưởng tượng bạn cần thức dậy sớm vào sáng mai, bạn mong muốn dậy sớm để giải quyết một số công việc nhưng trước đó bạn đã có thói quen thức dậy lúc 7 giờ sáng. Trong tình huống này thức dậy sớm với một khuôn mặt tươi tỉnh là điều không hề dễ dàng.
Khi trì hoãn việc thức dậy sớm, mọi người có xu hướng duy trì sự trì hoãn cho các công việc tiếp sau đó. Nếu bạn tạo được cho mình thói quen dậy sớm vào một giờ cố định, chẳng hạn như 5 rưỡi sáng. Hoàn thành mục tiêu này mỗi ngày là bước đệm giúp bạn có động lực làm những việc tiếp theo.
Có một vấn đề quan trọng cần ghi nhớ, bạn cần đến một quy trình rõ ràng cho mỗi công việc. Nếu cố gắng thực hiện một việc mà bạn không biết bắt đầu từ đâu? Làm gì tiếp theo? Và tiếp theo sau nữa nên làm gì? Hầu hết mọi người sẽ liên tục trì hoãn vì không biết nên bắt đầu như thế nào. Trong tình huống này, nếu như đã định hình một thói quen hay một quy trình rõ ràng, bạn luôn sẵn sàng để bắt đầu.
Vậy thì làm sao để hình thành thói quen?
3 bước giúp bạn hình thành thói quen, tạo động lực
Bước 1: Xác định hành động bắt đầu. Nếu cần tạo động lực và thói quen đọc sách, bạn có thể đánh dấu quy trình đọc sách bằng cách uống 1 ly nước. Việc này không quá khó, nhưng khi lặp đi lặp lại nhiều lần, một kết nối giữa việc uống 1 ly nước và đọc sách sẽ được hình thành bên trong não bộ. Khi đã hình thành được thói quen này, khi bạn có ý định đọc sách nhưng có chút lười nhác, hãy uống một ly nước, sự kết nối bên trong não bộ của bạn sẽ kích hoạt những nơ-ron liên quan đến nguồn cảm hứng đọc sách.
Bước 2: Đề ra những mục tiêu dài hạn phù hợp.
Thói quen cần hướng tới mục tiêu dài hạn. Công việc bạn cần làm cũng phải hướng tới một mục tiêu dài hạn. Bởi vì mục tiêu dài hạn được thực hiện bằng từng giai đoạn nhỏ khác nhau. Khi mục tiêu đã được thực hiện bởi một giai đoạn trước đó, bạn đã tích luỹ sẵn động lực để thực hiện thói quen hiện tại. Thêm vào đó, chính thói quen hiện tại sẽ củng cố thêm động lực cho mục tiêu dài hạn.Bước 3: Chia nhỏ thói quen thành các thói quen nhỏ hơn.
Như đã chỉ ra ở trên, việc hoàn thành một công đoạn nhỏ sẽ tạo ra động lực để thực hiện công đoạn tiếp theo. Bởi thế nên chia nhỏ thói quen thành những hành động càng chi tiết càng tốt. Tất cả các thói quen đều hướng tới một mục tiêu tổng thể nhất địnhNhững nội dung ở trên đã đề cập đến cách tạo động lực và cách giúp bạn bắt đầu hành động một cách dễ dàng. Bước tiếp theo cần làm gì để duy trì động lực mà bạn đã tạo dựng?
Hãy tưởng tượng bạn là vận động viên đua xe đạp. Trong vòng 5 năm, bạn đã tham dự nhiều vòng đua khác nhau, kết quả có thắng có thua. Và bây giờ hãy xem xét mục tiêu đua xe mà bạn đã đưa ra 5 năm trước. Giả dụ ngay từ đầu, mục tiêu của bạn là trở thành nhà vô địch thế giới và không chia thành các mục tiêu nhỏ. Khi đó cho dù là chiến thắng ở các vòng đua cấp quốc gia hay cấp Đông Nam Á, bạn đều cảm thấy mình thất bại. Trong tình huống này, có lẽ bạn là một kỳ tích về ý chí bởi sau 5 năm bạn vẫn tiếp tục là một vận động viên đua xe.
Để có động lực và tận hưởng cuộc sống, bạn nên chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ để được trải nghiệm cảm giác thành công và có thêm động lực. Ví dụ trong tình huống kể trên, bạn có thể đặt ra các mục tiêu lần lượt là vô địch giải đua xe đạp cấp thành phố, cấp quốc gia và cấp Đông Nam Á.
Theo bản năng, chúng ta mong muốn được thách thức và cố gắng vượt qua. Bởi thế các mục tiêu cần mang tính thực tế, bạn là đang là nhân viên văn phòng của công ty mà đặt mục tiêu trở thành chủ tịch APEC trong 1 năm tới thì quả là không khả thi. Trái lại, đặt mục tiêu tăng 2 bậc lương và được thăng chức có thể sẽ thiết thực và giúp bạn có cơ hội trải nghiệm sự thành công.
Động lực là thứ cần thiết giúp bạn học tập, làm việc hiệu quả và có một cuộc sống ý nghĩa. Nó không đến một cách tự nhiên mà là kết quả của những hành động đơn giản. Vì thế, hãy xây dựng thói quen tốt, lên kế hoạch chi tiết và bắt đầu hành động ngay bây giờ để trải nghiệm một cuộc sống đầy ý nghĩa.
|